CHIA SẺ

Friday, March 10, 2017

MUA GIỐNG MÍT KHÔNG HẠT Ở ĐÂU?

Các Giống Mít Bà con nhà vườn trồng nhiều hiện nay chủ yếu là các dòng Mít Nghệ, Mít Dừa có nguồn gốc trong nước hay các giống nhập chủ yếu có nguồn gốc từ Thái Lan.


Cây Giống Mít Không Hạt

Bên cạnh đó, Giống Mít Không Hạt cũng được nhiều Bà con nhà vườn quan tâm, nên Bà con thường tìm kiếm địa chỉ bán Cây Mít Không Hạt để mua. 

Lưu ý khi mua Giống Mít Không Hạt

Cây Giống Mít Không Hạt cũng giống như những loại Mít khác. Cây được nhân giống bằng phương pháp vô tính là ghép mắt.

Mắt ghép khỏe mạnh được lấy từ cây mẹ sau đó ghép với những Cây Mít truyền thống khác. Vì thế, Cây Mít Không Hạt Giống rất khỏe mạnh và sớm cho thu hoạch.

Bà con muốn mua Cây Ghép Mít Không Hạt có thể liên hệ trực tiếp tới các Vườn ươm tại địa phương để tìm mua. Tại khu vực phía Bắc, Bà con có thể liên hệ với Trung Tâm Cây Giống của Học viện Nông Nghiệp Việt Nam. Tại khu vực phía Nam, Vì đây là khu vực trồng Cây Ăn Trái lớn nhất cả nước vì thế nguồn cây giống rất dồi dào, Bà con có thể lựa chọn cho mình một vườn ươm uy tín.


Lưu ý khi mua Giống Mít Không Hạt

Ngoài ra, tại các hộ gia đình đã trồng thành công Mít Không Hạt, Bà con cũng tự nhân Giống Cây Mít Không Hạt để bán lại. Tuy nhiên, do đây là hoạt động mua bán cá nhân rất khó để có gì đảm bảo vì thế Bà con khi Mua Cây Giống tại các nhà vườn tự ươm cũng cần lưu ý và cân nhắc kỹ trước khi mua.

Một trong những nhà vườn ươm thành công Mít Không Hạt đã được công nhận đó là lão nông Trần Minh Mẫn (64 tuổi, ngụ KV2, P.Ba Láng, Q.Cái Răng, TP.Cần Thơ), ông đã nhân giống thành công Giống Mít Không Hạt rất thơm ngon; được Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền.

Mít Không Hạt được thị trường ưa chuộng

Mít Không Hạt được người tiêu dùng nói chung và các doanh nghiệp chế biến thực phẩm rất ưa chuộng.


Mít Không Hạt được thị trường ưa chuộng

Mít Không Hạt có vỏ mỏng, hàm lượng đường trong trái khi chín rất cao, mùi thơm nhẹ chứ không nồng nặc như các Giống Mít thông thường. Mít Không Hạt có mùi vị thơm ngon, múi và xơ có màu vàng, độ dày múi đồng đều, bên trong múi không có hạt, cùi nhỏ, rất ít xơ, cơm dày rất ráo, tỉ lệ phần ăn được trên 90 % và có thể ăn cả xơ.

Năng suất cao, trọng lượng trái trung bình 9-10 kg, trái lớn 13-15 kg. Khi chín vỏ trái có màu vàng xanh, quả cân đối. Ưu điểm của Giống Mít này là rất dễ trồng, cây ít sâu bệnh, thời gian cây cho trái sau khi trồng là 2 năm.

CÁCH CHĂM SÓC MÍT KHÔNG HẠT SAU KHI TRỒNG

Trong bài viết trước, Vườn ươm Cây Xanh Gia Nguyễn đã chia sẻ với Bà con nhà vườn về các kỹ thuật trồng Mít Không Hạt. Lần này, Chúng tôi sẽ chia sẻ với bà con về cách chăm sóc Mít Không Hạt sau khi trồng.


Cách trồng Mít Không Hạt

Về cơ bản, Cách chăm sóc Mít Không Hạt cũng không khác nhiều so với cách chăm sóc những Giống Mít Khác. Bà con vẫn cần chú ý các công đoạn tưới nước, tỉa cành, bón phân, phòng trừ sâu bệnh gây hại cây con.

Tưới nước là điều không thể thiếu

Nước là thứ không thể thiếu đối với bất kỳ một loại cây nào, đặc biệt là cây mới trồng. Vì thế, Bà con cần tưới nước ngay sau khi trồng, nếu trồng Mít Không Hạt vào đầu hay giữa mùa mưa sẽ đỡ công tưới nước.

Nếu Bà con trồng trong mùa khô phải tưới nước thường xuyên cho Mít ít nhất 1 tháng đầu. Tuy nhiên, Bà con cũng cần lưu ý nếu trồng trong điều kiện ngập úng, đất đóng váng, hay tưới quá nhiều nước dễ dẫn đến thoái hóa rễ do đó chúng ta nên xem xét tưới khi nào cần thiết.

Cắt tỉa cành đều đặn 1-2 tháng/ lần

Trong năm đầu, Bà con cần cắt tỉa cành nhằm mục đích là tạo cho cây có hình dáng khoẻ mạnh, đầy đặn, cành phân bố đều. Mít Không Hạt cành thường mọc dày, do vậy việc cắt tỉa cho tán cây thông thoáng cần thiết để cây có bộ tán cân đối cành to khỏe, hạn chế sâu bệnh trú ẩn, việc cắt tỉa nên thực hiện được tiến hành đều đặn 1-2 tháng một lần.


Cách chăm sóc Cây Mít Không Hạt

Bón phân theo từng giai đoạn

Phân bón cho Mít Không Hạt, Bà con có thể áp dụng với những loại phân bón và liều lượng bón như sau:

Năm thứ 1: Sau khi trồng cứ 1-1,5 tháng Bà con bón phân 1 lần. Bà con bón cho mỗi gốc 100-150 g NPK(15:15:15), xịt bổ sung phân bón lá vi lượng như: number one hay Fetrilon-combi theo liều hướng dẫn. Mục đích của việc này là giúp cây có đủ dưỡng chất và chất vi lượng cần thiết khi bộ rễ chưa bén đất.

Năm thứ 2: Bà con chú ý lượng bón cho một cây là: 1,5-2,0 phân NPK theo tỷ lệ 2:1:2.

Năm thứ 3: Cây bắt đầu cho trái kinh doanh, vì thế Bà con cần tăng lượng phân bón so với năm trước từ 0,5-1,0 kg/cây. Bà con, bón làm hai lần là đầu và cuối mùa mưa. Trong thời gian quả đạt trọng lượng tối đa sử dụng phân bón gốc Kali sulphate (K2SO4), bón mỗi gốc 400-500 g, kết hợp với phân bón lá 0-52-34 hoặc 10-52-17 phun cho cây 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần. Cách bón như vậy sẽ giúp trái chín tập trung, màu thịt quả vàng hơn, mùi vị thơm ngon hơn.

Phòng trừ sâu bệnh cần tiến hành thường xuyên

Bà con chú ý quan sát và phát hiện sớm một số loại sâu bệnh gây hại cho Cây Mít Không Hạt thường là: Sâu đục thân, đục cành; ruồi đục trái; sâu đục trái; ngài đục trái; rầy, rệp; nhện đỏ…


Phòng trừ sâu bệnh cần tiến hành thường xuyên

Để bảo vệ tốt cây trồng, Bà con nên áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM+ thiết lập hệ thống canh tác hữu hiệu thường xuyên. Bà con nên dùng biện pháp sinh học tăng cường thiên dịch, hạn chế dịch hại do sâu bệnh. Bà con cũng cân nhắc sử dụng thuốc hóa học khi cần thiết.

So với các loại Cây Ăn Trái khác Mít Không Hạt là cây dễ trồng, chịu hạn rất tốt, ít công chăm sóc. Bà con áp dụng quản lý dịch hại bằng phương pháp IPM tốt có thể không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, cho năng suất cao, chất lượng ngon và mang lại hiệu quả cao.

KỸ THUẬT TRỒNG MÍT KHÔNG HẠT

Vài năm trở lại đây, Bà con nhà vườn thường đua nhau trồng Giống Mít Không Hạt. Giống Mít này có giá bán và hiệu quả kinh tế cao nhất so với các Giống Mít được trồng hiện nay.


Giống Mít Không Hạt

Kỹ thuật trồng Mít Không Hạt không khác mấy so với cách trồng những Giống Mít Khác. Song, Bà con cần nắm được những kỹ thuật sau:

Chuẩn bị đất trồng Mít Không Hạt

Đất trồng: Mít Không Hạt cũng có độ thích nghi rộng, Bà con có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau như: Đất đỏ bazan, đất thịt, thịt pha cát, đất phù sa ĐBSCL,…cũng chính vì điều này mà Giống Mít Không hạt được trồng rộng rãi trên cả nước.

Khoảng cách trồng: Khoảng cách trồng Mít Không Hạt thích hợp là vào 5 m x 5 m hay 6m x 6m. Bà con nên tuân thủ theo khoảng cách này không nên trồng quá dày làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây, cũng không nên trồng quá thưa mà mất nhiều diện tích.


Chuẩn bị đất trồng Mít Không Hạt

Chuẩn bị hố trồng: Bà con đào hố trồng với kích thước 50 cm x 50 cm x 50 cm, khi đào hố nên để riêng lớp đất trên mặt ra một bên và đất ở lớp phía dưới ra một bên. Bà con bón lót mỗi hố 10-12 kg phân chuồng đã ủ hoai, hoặc phân hữu cơ Komix 1 kg, 150-250 g Super lân.

Đồng thời, Bà con trộn đều với lớp đất mặt xung quanh, trộn thêm với 50 g Basudin 10H và 0,5 kg vôi để phòng trừ mối kiến và nâng cao độ pH đất. Bà con lưu ý, ngoài vật liệu bón lót trên không nên dùng phân hữu cơ chưa hoai hay tro bếp bón lót dễ gây thối rễ và làm mặn đất.

Kỹ thuật trồng Cây Mít Không Hạt

Bà con dùng cuốc đào một lỗ nhỏ giữa hố trồng sâu hơn chiều cao túi đựng cây giống khoảng 2-3 cm. Sau đó, dùng tay hoặc cuốc móc một lỗ ở tâm hố, kích thước to hơn bầu cây đôi chút, sau đó dùng các loại thuốc diệt nấm như: Dithane M-45, Mancozeb hay Ridomil,… phun xịt thật kỹ vào hố trồng cây, liều lượng theo chỉ dẫn trên bao thuốc.


Kỹ thuật trồng Cây Mít Không Hạt

Tiếp theo, Bà con để túi cây trên mặt đất, dùng dao sắc rạch một đường xung quanh túi nilon, cách đáy 2-3 cm, bóc lấy đáy túi ra. Bà con xem xét bộ rễ, cắt bỏ tất cả các phần rễ cái, rễ con ăn ra khỏi bầu đất, sau đó đặt vào hố trồng, lấp đất và rút bọc nilon ra.

Cuối cùng, Bà con dùng tay lấp và ém chặt lớp đất xung quanh để cố định gốc cây con không bị gió lay. Bà con chú ý đặt cây vào hố trồng sao cho sau khi trồng cổ rể ngang bằng với nền đất xung quanh, không trồng âm hay lấp phần thân cây. Sau khi trồng cần làm bồn đường kính khoảng 1 m để nước tưới không chảy ra ngoài.

Trồng xong, Bà con lấy cọc cắm, buộc thân cây vào cọc tránh gió lay gốc, nên buộc lỏng bằng dây nilon. Nếu trồng vào mùa mưa không cần che mát như Sầu Riêng hay Măng Cụt.

Thursday, March 9, 2017

VÌ SAO TRỒNG MÍT KHÔNG HẠT CHO NĂNG SUẤT CAO

Mít Không Hạt được Bà con nhà vườn ưa chuộng trồng trong vài năm trở lại đây. Bởi cây cho năng suất cao, thời gian cho trái sớm, hiệu quả kinh tế lớn.


Mít Không Hạt được Bà con nhà vườn ưa chuộng

Bà con nhà vườn không tốn nhiều công chăm sóc, không tốn nhiều chi phí đầu tư lại có thể trồng xen canh với những loại Cây Ăn Trái khác để tăng thêm thu nhập.

Trồng Mít Không Hạt hướng đi mới cho Bà con

Mít Không Hạt có mùi vị thơm ngon, múi và xơ có màu vàng, độ dày múi đồng đều, bên trong múi Không Có Hạt, cùi nhỏ, rất ít xơ, tỉ lệ phần ăn được trên 90 %.

Trái Mít Không Hạt có trọng lượng trung bình 9-10 kg, trái lớn 13-15 kg. Khi chín vỏ trái có màu vàng xanh, quả cân đối. Mít Không Hạt có vỏ mỏng, hàm lượng đường trong trái khi chín rất cao.
Khi trái già vỏ có màu vàng xanh, gai nở, các đường chỉ xung quanh gai chuyển thành màu vàng sậm.


Trồng Mít Không Hạt hướng đi mới cho Bà con

Mít Không Hạt có hương vị đặc biệt, vị ngọt lịm, hương thơm nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Sản phẩm Mít Không Hạt không chỉ phù hợp để ăn tươi mà còn rất thích để chế biến các món ăn khác hoặc chế biến đồ khô xuất khẩu.

Hiện nay, Mít Không Hạt đã được trồng trên diện rộng với diện tích lớn ở nhiều vùng trong cả nước. Đặc biệt là ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Cây Mít Không Hạt đã giúp nhiều bà con thoát nghèo.

Trồng Mít Không Hạt cho năng suất cao

Cây con phát triển mạnh, Mít Không Hạt có thể trồng trên mọi loại đất từ phì nhiêu đến khô cằn.

Thời gian từ trồng đến cho trái 14-18 tháng, nếu điều kiện chăm sóc tốt đầy đủ dinh dưỡng và nước tưới, cây cho trái sau khi trồng 10-12 tháng.


Trồng Mít Không Hạt cho năng suất cao

Mít Không Hạt cho năng suất cao hơn hẳn so với Giống Mít Truyền Thống, Cây trưởng thành có thể cho từ 100 – 150 quả/cây, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật trồng và chăm sóc so với các Giống Mít Khác.

Bài toán kinh tế đã dần rõ hơn, Bà con có thể trồng Mít Không Hạt trên mọi loại đất, mọi điều kiện khí hậu, địa hình, không mất nhiều thời gian và chi phí đầu tư mà vẫn đạt năng suất cao mang lại hiệu quả kinh tế cũng cao hơn.

GIỚI THIỆU VỀ CÂY MÍT KHÔNG HẠT



Cây Mít Không Hạt

Tên phổ thông: Mít Không Hạt
Tên khoa học: Artocarpus Heterophyllus
Họ thực vật: Dâu tằm – Moraceae
Nguồn gốc xuất xứ: Cần Thơ
Phân bố ở Việt Nam: Mít Không Hạt được trồng phổ biến ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

A. Đặc điểm hình thái:

Mít Không Hạt có mùi vị thơm ngon, múi và xơ có màu vàng, độ dày múi đồng đều, bên trong múi không có hạt, cùi nhỏ, rất ít xơ, tỉ lệ phần ăn được trên 90%. Năng suất cao, trọng lượng trái trung bình 9 – 10 kg, trái lớn 13 -15 kg. Khi chín vỏ trái có màu vàng xanh, quả cân đối.

Cây con phát triển mạnh, cành mọc dày, phân bố đồng đều quanh thân chính, lá xanh bóng, lá non cuộn tròn tựa lá chè xanh, mép lá khi còn non có răng cưa rất rõ.

Mít Không Hạt có vỏ mỏng, hàm lượng đường trong trái khi chín rất cao. Khi trái gì vỏ có màu vàng xanh, gai mờ, các đường chỉ xung quanh gai chuyển thành màu vàng sậm.

B. Đặc điểm sinh lý, sinh thái:

Tốc độ sinh trưởng: nhanh

Phù hợp với khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới ẩm ướt, dễ dàng chịu lạnh, không chịu được hạn hán.

Mít Không Hạt có nhiều lượng đường rất có lợi cho sức khỏe. Múi Mít chín thường được ăn tươi, vào mùa mít chín, bốc múi Mít bỏ vào hộp cho vào tủ lạnh ăn vừa mát, vừa ngọt lại thơm là món ưa thích của nhiều người dân Việt Nam. Ngoài ra Mít còn chế biến nhiều món ăn ngon như: chè mít, kem mít, gỏi mít, mít lên men rượu…

Xơ Mít có thể dùng muối chua như: muối dưa, làm gỏi Mít hoặc nấu canh…

Hạt Mít còn được dùng để chế biến một số món ăn: hầm chân giò lợn, phơi khô giã bột làm bánh…

Ngoài những lợi ích trên các phần của cây Mít còn dùng để chữa một số bệnh như: bệnh hen suyễn, mụn nhọt…




Trái Mít Không Hạt