CHIA SẺ

Thursday, March 9, 2017

GIỚI THIỆU VỀ CÂY MÍT KHÔNG HẠT



Cây Mít Không Hạt

Tên phổ thông: Mít Không Hạt
Tên khoa học: Artocarpus Heterophyllus
Họ thực vật: Dâu tằm – Moraceae
Nguồn gốc xuất xứ: Cần Thơ
Phân bố ở Việt Nam: Mít Không Hạt được trồng phổ biến ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

A. Đặc điểm hình thái:

Mít Không Hạt có mùi vị thơm ngon, múi và xơ có màu vàng, độ dày múi đồng đều, bên trong múi không có hạt, cùi nhỏ, rất ít xơ, tỉ lệ phần ăn được trên 90%. Năng suất cao, trọng lượng trái trung bình 9 – 10 kg, trái lớn 13 -15 kg. Khi chín vỏ trái có màu vàng xanh, quả cân đối.

Cây con phát triển mạnh, cành mọc dày, phân bố đồng đều quanh thân chính, lá xanh bóng, lá non cuộn tròn tựa lá chè xanh, mép lá khi còn non có răng cưa rất rõ.

Mít Không Hạt có vỏ mỏng, hàm lượng đường trong trái khi chín rất cao. Khi trái gì vỏ có màu vàng xanh, gai mờ, các đường chỉ xung quanh gai chuyển thành màu vàng sậm.

B. Đặc điểm sinh lý, sinh thái:

Tốc độ sinh trưởng: nhanh

Phù hợp với khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới ẩm ướt, dễ dàng chịu lạnh, không chịu được hạn hán.

Mít Không Hạt có nhiều lượng đường rất có lợi cho sức khỏe. Múi Mít chín thường được ăn tươi, vào mùa mít chín, bốc múi Mít bỏ vào hộp cho vào tủ lạnh ăn vừa mát, vừa ngọt lại thơm là món ưa thích của nhiều người dân Việt Nam. Ngoài ra Mít còn chế biến nhiều món ăn ngon như: chè mít, kem mít, gỏi mít, mít lên men rượu…

Xơ Mít có thể dùng muối chua như: muối dưa, làm gỏi Mít hoặc nấu canh…

Hạt Mít còn được dùng để chế biến một số món ăn: hầm chân giò lợn, phơi khô giã bột làm bánh…

Ngoài những lợi ích trên các phần của cây Mít còn dùng để chữa một số bệnh như: bệnh hen suyễn, mụn nhọt…




Trái Mít Không Hạt